12 công dụng tuyệt vời của tỏi đen

Tỏi đen là gì?

Nhiều người nhầm lẫn rằng có giống tỏi đen hay cây tỏi đen, giống tỏi này sinh ra củ tỏi có màu đen. Thực ra, không có loại cây tỏi đen. Tỏi đen là sản phẩm lên men tự nhiên từ tỏi tươi (tỏi trắng, tỏi thường) trong vòng thời gian 30 - 60 ngày dưới tác động của nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Tỏi đen không những vẫn giữ được tác dụng sinh học quí của tỏi thường mà còn khắc phục được nhược điểm cay nóng khó ăn của tỏi thường. Ngoài ra, một số tác dụng sinh học của tỏi đen khác tốt hơn cả tỏi thường. Tỏi đen được lên men đúng qui trình, để trong túi kín có thời gian bảo quản vài năm ở điều kiện thường mà không bị nấm mốc, chua hỏng. Tỏi đen có vỏ khô ráo, màu trắng sáng, ruột màu đen, vị ngọt, không cay, mùi dễ chịu, rất dễ ăn với cả người lớn và trẻ em. Sử dụng tỏi đen thường xuyên sẽ giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe, giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều loại bệnh tật.

Cố vấn trả lời: Tiến sỹ Trần Minh Ngọc, viện phó Viện Dược liệu Trung ương.

Tại sao có tỏi một nhánh?

Công dụng của tỏi đen

Tỏi một nhánh còn được gọi là tỏi một tép, tỏi cô đơn, tỏi mồ côi. Tỏi được trồng từ một nhánh (tép tỏi) tỏi lấy ra từ củ tỏi nhiều nhánh (nhiều tép). Trong quá trình trồng tỏi, gặp điều kiện thuận lợi, tỏi sẽ sinh trưởng, phát triển tạo nhiều nhánh tỏi. Tùy theo giống tỏi, điều kiện thời tiết và chăm sóc mà củ tỏi có kích thước khác nhau. Khi gặp khó khăn về thời tiết, dinh dưỡng,… tỏi không tạo được nhiều nhánh mà chỉ duy trì được một nhánh duy nhất, tất cả các chất dinh dưỡng dồn hết cho một nhánh. Tỏi một nhánh có giá thành cao hơn hẳn so với tỏi thường. Khi thu hoạch trồng tỏi nhiều nhánh, có tỷ lệ nhất định tỏi một nhánh, điều này phụ thuộc nhiều vào thời tiết và kỹ thuật chăm sóc tỏi.

Cố vấn trả lời: Thạc sỹ Phạm Tuấn Anh, giảng viên Bộ môn Dược liệu, Đại học Dược Hà Nội.

Tỏi tươi có thành phần hoạt chất gì?

12 công dụng tuyệt vời của tỏi đen

Đã có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của tỏi tươi (tỏi thường). Tỏi tươi có chứa các hợp chất dẫn chất amin của lưu huỳnh (alliin, S – allyl – L – cystein , allyl disulfid, allyl trisulfid), flavonoid (quercetin), acid amin (acid glutamin, arginine, acid aspartic, leucin, lysine, valine), vitamin (chủ yếu vitamin B6, vitamin C, một lượng nhỏ acid folic, panthotenic và niacin), khoáng chất (mangan, kali, canxi…), tinh dầu, …

Hoạt chất có hoạt tính sinh học của tỏi tươi đó allicin cũng như là thành phần gây ra mùi hăng hôi khó chịu của tỏi tươi. Tuy nhiên, hoạt chất này không có sẵn trong tỏi tươi. Nó được tạo thành bởi sự thủy phân alliin bởi enzym alliinase, hai thành phần này được chứa trong các túi riêng biệt và allicin chỉ được tạo ra khi tỏi bị nghiền hoặc thái nhỏ. Allicin không bền nhanh chóng chuyển thành ajoen.

Cố vấn trả lời: Tiến sỹ Trần Minh Ngọc, viện phó Viện Dược liệu Trung ương.

Tỏi đen có hoạt chất gì?

12 công dụng tuyệt vời của tỏi đen
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã cho thấy tỏi đen gồm: S-allyl cysteine, polyphenol, flavonoid, đường (arabinose, fructose, maltose, galactose…), 18 acid amin thiết yếu (trong đó có methionin, cystin, cystein), vitamin (vitamin B1, vitamin B6), khoáng chất (đặc biệt kali).

Hoạt chất quan trọng có trong tỏi đen là S-allyl cysteine (SAC). Đây là chất hữu cơ chứa lưu huỳnh đặc trưng nhất của tỏi đen, tan trong nước, có khả năng bảo vệ tế bào gan, chống oxy hóa, được sử dụng trong điều trị và phòng ngừa ung thư.

Theo nghiên cứu của Giáo sư Sang Eun Bae, Trường đại học quốc gia Hàn Quốc và một số nghiên cứu khác: hàm lượng S-allyl cysteine nằm trong khoảng 85 - 124,67 mcg/g. Hàm lượng SAC tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, pH và thời gian lên men cũng như phương pháp kiểm nghiệm.

Cố vấn trả lời: Thạc sỹ Phạm Tuấn Anh, giảng viên Bộ môn Dược liệu, Đại học Dược Hà Nội. toidenkochi.

Khác biệt điển hình về thành phần hóa học tỏi đen so với tỏi tươi?

Khác biệt điển hình về thành phần hóa học tỏi đen so với tỏi tươi?

Trong tỏi đen, thành phần có hoạt tính quan trọng nhất của tỏi đen đó là S – allyl – L – cystein (SAC) tăng khoảng 4 – 5 lần so với trong tỏi tươi; polyphenol và flavonoid trong tỏi đen tăng khoảng 4 – 5 lần so với tỏi tươi; vitamin nhóm B tăng khoảng 2 lần so với tỏi tươi; hàm lượng đường fructose trong tỏi đen cao hơn khoảng 30 lần so với tỏi thường, đây là thành phần tạo ra vị ngọt cho tỏi đen.

Thành phần tinh dầu trong tỏi thường gây ra vị cay hăng khó chịu của tỏi thường. Thành phần này bị đuổi dần ra khỏi tỏi trong quá trình lên men tạo tỏi đen. Do vậy, tỏi đen không còn vị cay, hăng khó chịu nữa.

Cố vấn trả lời: Tiến sỹ Trần Minh Ngọc, viện phó Viện Dược liệu Trung ương.

Tại sao tỏi đen có vị ngọt?

12 công dụng tuyệt vời của tỏi đen
Tỏi đen là sản phẩm lên men tự nhiên từ tỏi tươi ở nhiệt độ và độ ẩm thích hợp mà không cần thêm bất kỳ chất phụ gia nào. Tỏi đen có thể chất mềm dẻo, thơm, không có vị cay và có vị ngọt như của hoa quả tự nhiên. Vậy vị ngọt của tỏi đen được hình thành từ đâu trong khi quá trình sản xuất không có bổ sung bất kỳ chất tạo ngọt nào.

Câu hỏi trên đã được các nhà khoa học giải thích rằng vị ngọt của tỏi đen là do sản phẩm của quá trình thủy phân fructan. Fructan thường gặp trong các cơ quan dự trữ như củ, thân rễ nhưng cũng có thể gặp trong các bộ phận khác của các cây thuộc chi Allium (Hành, Tỏi, Tỏi tây…); họ Cúc (Arteraceae). Fructan thường có cấu tạo mạch thẳng chỉ gồm các đơn vị đường fructose. Các fructan tan khá tốt trong nước và bị thủy phân bởi các enzym inulinase trong thực vật tạo ra sản phẩm cuối cùng là fructose.

Nghiên cứu của tác giả Heng Yuan và các cộng sự hàm lượng fructan trong tỏi đen đã giảm hơn 84,6% so với tỏi tươi, có sự thay đổi trong hàm lượng fructose và glucose của tỏi đen so với tỏi tươi. Hàm lượng đường hòa tan trong nước đã tăng đáng kể với các giá trị dao động từ 187,79% đến 790,96%. Vì thế, hương vị của tỏi đen trở nên rất ngọt ngào. Hàm lượng sucrose trong tỏi đen hầu như tương đương với tỏi tươi.

Tài liệu tham khảo: Yuan H., et al. (2016), "The Comparison of the Contents of Sugar, Amadori, and Heyns Compounds in Fresh and Black Garlic", J Food Sci. 81(7), tr. C1662-8.

Đối tượng nào nên dùng tỏi_đen?

Tác dụng của tỏi đen
Tổng kết từ nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản, Hàn Quốc, tỏi đen được khuyến khích sử dụng cho các đối tượng sau đây:

  • Người cần tăng đề kháng khi bị u bướu, sau phẫu thuật, đang điều trị hoặc đã điều trị bằng tia xạ, hoá chất.
  • Người muốn tăng cường sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa ung thư, người già yếu, cơ thể suy nhược.
  • Người thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại.
  • Các trường hợp mỡ trong máu cao, người cao huyết áp, người có nguy cơ tai biến mạch máu não. Người mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, người thừa cân béo phì
  • Người bị viêm gan, gan nhiễm mỡ do dùng nhiều bia rượu, thuốc lá.

Người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người nuôi con bú đều có thể dùng.

Cố vấn trả lời: Thạc sỹ Đào Văn Đôn, giảng viên Học viện Quân y. toidenkochi.

Nên dùng tỏi đen thế nào cho hiệu quả?

Nên dùng tỏi đen thế nào cho hiệu quả?

  • Nên dùng hàng ngày, có thể dùng ngay trước khi ăn, trong bữa ăn hoặc sau ăn.
  • Bóc vỏ ăn trực tiếp. Khi ăn, nên nhai kỹ, các thành phần hoạt chất của tỏi sẽ phát huy công dụng tốt hơn.
  • Liều dùng hằng ngày khoảng 6 – 12 g cho người lớn, trẻ em 3 - 6 g/ngày. Tùy theo kích thước, khối lượng củ tỏi mà qui đổi phù hợp. Liều gợi ý với từng loại tỏi: 2-4 củ tỏi 1 nhánh/ngày; ½ - 1 củ tỏi nhiều nhánh/ngày. Dự phòng dùng ngưỡng liều dưới, hỗ trợ điều trị dùng ngưỡng liều trên.
  • Tỏi đen ngâm rượu để uống: Ngâm 100g dạng đã bóc vỏ vào 1 lít rượu, sau 1 tuần có thể dùng được. Mỗi ngày uống 30 - 60 ml, uống sau ăn.
  • Chế biến món ăn.
  • Bào chế thành cao tỏi đen, viên tỏi đen.

Cố vấn trả lời: Thạc sỹ Đào Văn Đôn, giảng viên Học viện Quân y. toidenkochi.

Tỏi đen có ngâm rượu được không?

Tỏi đen có ngâm rượu được không?

Tỏi đen có thể được dùng theo hình thức ăn trực tiếp,chế biến món ăn hoặc ngâm rượu. Tỷ lệ tỏi đen ngâm rượu tùy thuộc vào sở thích, mong muốn của người dùng, thông thường 100g - 200g cho 1 lít rượu. Khi cho tỏi đen vào rượu, chỉ sau 2-3 ngày, củ tỏi nở ra trở về gần với kích thước ban đầu của tỏi tươi. Màu đen của tỏi được hòa với rượu tạo màu đen cho rượu tỏi đen. Màu của tỏi ngâm chuyển sang màu vàng nhạt. Sau ngâm 5 - 7 ngày, bạn có thể thưởng thức rượu tỏi đen.

Cố vấn trả lời: Ths. Đào Văn Đôn, giảng viên Học viện Quân y.

12 công dụng của tỏi đen

12 công dụng tuyệt vời của tỏi đen

Ngay từ thời xa xưa, con người đã sử dụng tỏi trong chế biến thức ăn bổ dưỡng và sát trùng các loại bệnh viêm nhiễm.

Nhược điểm của tỏi tươi là nặng mùi khó chịu và hay gây ra hiện tượng kích ứng dạ dày… các nhà khoa học của Nhật Bản, Hàn Quốc đã nghiên cứu thành công quá trình lên men để cho ra tỏi đen. Không chỉ khắc phục được mùi hăng của tỏi tươi mà còn có tác dụng rất tốt với sức khỏe và rất dễ sử dụng. Năm 1999, tỏi đen đã được Nhật Bản đăng ký phát minh.

Tỏi đen đạt chuẩn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và phòng chống được nhiều loại bệnh tật. Xin tập hợp 12 công dụng của tỏi đen đạt chuẩn như sau:

  1. Giảm cholesterol máu (hiệu quả sau 2-3 tháng), ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, nhồi máu não.
  2. Chống oxi hóa, hạn chế lão hóa, chậm quá trình giá hóa, giúp cơ thể trẻ lâu hơn, giảm nhăn da.
  3. Ức chế sự hình thành và phát triển tế bào ung thư, hỗ trợ điều trị ung thư và giảm kích thước khối u.
  4. Tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng chống cảm cúm.
  5. Ổn định đường huyết, giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường, tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
  6. Bảo vệ gan, giải độc gan, giải độc bia rượu (cảm nhận rõ sau dùng bia rượu), chống say rượu.
  7. Giảm mỡ thừa, giảm béo phì.
  8. Kích thích tiêu hóa giúp ăn ngon miệng (hiệu quả sau 7 ngày).
  9. Giảm đầy hơi chướng bụng và phòng chống rối loạn tiêu hóa (ỉa chảy, táo bón thất thường, hiệu quả sau 7 ngày), bệnh đại tràng kích thích, viêm đại tràng mạn tính.
  10. Giảm dị ứng, tốt cho người cơ địa dị ứng.
  11. Tăng cường trí nhớ, ngăn ngừa suy giảm trí nhớ đặc biệt ở người cao tuổi.
  12. Bổ dương, tăng cường sinh lực cho nam giới.

Cố vấn trả lời: Thạc sỹ Đào Văn Đôn, giảng viên Học viện Quân y.

TỎI ĐEN CÔ ĐƠN CAO CẤP KOCHI XUẤT KHẨU

công dụng của tỏi đen

  • Sản phẩm của Công ty phát triển công nghệ Nhật Bản:
  • Nguồn gốc rõ ràng từ vùng nguyên liệu tại Việt Nam.
  • Có đầy đủ giấy tờ từ Bộ Y tế Việt Nam và chứng nhận đăng ký FDA-Cục Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ.
  • Sử dụng công nghệ hiện đại đạt tiêu chuẩn Nhật Bản.
  • Quá trình lên men được giám sát nghiêm ngặt bởi các chuyên gia về dược phẩm.
  • Sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu sang Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,... khẳng định chất lượng và sự tin tưởng của thị trường nước ngoài với tỏi đen KOCHI.
  • Website chính thức: toidenkochi.clix9.com

giá tỏi đen cao cấp kochi nhật bản

giá tỏi đen cao cấp kochi nhật bản

Anh/Chị cần mua hoặc cần tư vấn miễn phí về công dụng và cách sử dụng tỏi đen hiệu quả, ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY.

Sản phẩm liên quan