BÀI 1: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÀ KHOA HỌC TRÊN THẾ GIỚI VỀ HẠT GẠO LỨC

1. GẠO LỨT LÀ GÌ?

Gạo lứt

Tinh chất gạo lứt là phần mang lại lợi ích cho sức khỏe cao nhất của gạo lứt là bao gồm cám và phôi của gạo lứt. Hay nói cách khác cũng chính là phần tinh túy nhất của gạo lứt. Nếu như màng tinh chất gạo bình thường đã tốt thì màng tinh chất gạo lứt còn có giá trị hơn rất nhiều vì hàm lượng dinh dưỡng của gạo lứt cao hơn nhiều so với gạo trắng.

Tuy màng tinh chất màng gạo lứt chỉ là một lớp màng nhỏ chiếm 7% trên tổng khối lượng cả hạt gạo nhưng nó lại mang giá trị dinh dưỡng rất cao. Có không ít công trình nghiên cứu đã được tiến hành chỉ để tìm ra giá trị dinh dưỡng cao nhất từ hạt gạo lứt toàn phần.

Vì tinh chất màng gạo lứt chứa đến 65% giá trị dinh dưỡng mà gạo lứt đem lại, nên chúng ta chỉ cần sử dụng 25-75g mỗi ngày sẽ giúp giảm rủi ro của các bệnh mãn tính từ 25-45% và giảm tỉ lệ tử vong từ 20-50%. Chỉ cần thói quen nho nhỏ như vậy đã giúp phòng tránh được rất nhiều loại bệnh nguy hiểm mà ngay cả y học hiện đại cũng gặp khó khăn trong việc chữa trị. Vì vậy nên chúng ta thường xuyên ăn gạo lứt sẽ đem lại sức khỏe khang kiện của chúng ta. Vì giá trị dinh dưỡng của màng tinh chất gạo lứt chiếm 65% của toàn hạt gạo.

2. CƠ CHẾ VÀ TÁC DỤNG CỦA GẠO LỨT:

gạo lứt

Gần đây các nhà khoa học nghiên cứu và công nhận tính năng và cơ chế của hạt gạo toàn phần (gạo lứt) chống bệnh hiệu quả. Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩn Hoa Kỳ (Food and Drug Administration-FDA) (Cục Quản lý Dược và Thực phẩm) năm 2008 đã công nhận gạo lứt là hạt toàn phần có lợi cho sức khỏe.

Trong chỉ dẫn về ăn uống người Mỹ năm 2005, đối với hiệu quả bảo vệ của chế độ ăn uống phòng chống bệnh tim mạch và một số ung thu, đã quy định ít nhất ½ lượng ngũ cốc tiêu thụ hàng ngày phải là hạt toàn phần (hay tương đương 3 serving (dùng) /ngày~ 85g). 

Khuyến cáo chung 2004 về phòng ngừa bệnh ung thư, tiểu đường và tim mạch của Hội Ung thư Hoa Kỳ, Hội Tiểu đường Hoa Kỳ và Hội Tim mạch Hoa Kỳ, đều có sự nhấn mạnh vào vai trò của hạt toàn phần trong phòng ngừa tiểu đường, ung thư và tim mạch.

Gạo lứt nói chung, đặc biệt lớp cùi của hạt gạo lứt nói riêng, các tác dụng làm giảm béo. Nó còn có tác dụng dưỡng da, làm đẹp da, kiến da mịn màng, sáng bóng, giảm vết nhăn nhờ giàu các vitamin nhóm B, E, các biotin oryzanol (biotin: B7, oryzanol: dưỡng chất lấy từ dầu cám gạo, cám mì, một số trái cây và rau cải) và các antioxidant có tác dụng chống oxi hóa (làm chậm lại quá trình lão hóa). Đặt biệt nhờ chất Squalance (như một chất dưỡng ẩm cho da trong lĩnh vực chăm sóc da) và Gamma Amino Butyric Acid (GABA có tác dụng làm thư giãn cơ bắp) có trong gạo lứt làm da sáng mịn hồng hào. 

Nghiên cứu lớp cùi của hạt gạo lứt chỉ ra rằng, nó chứa tới khoảng 120 antioxidant (chất chống oxi hóa) với tổng hoạt lục của các antioxidant (chất chống oxi hóa) lên tới 24.000 TE/100g, lớn nhất trong 28 loại thực phẩm giàu antioxidant (chất chống oxi hóa) nhất được biết. Ngoài ra lớp cùi gạo lứt còn chứa rất nhiều các hợp chất tự nhiên có lợi cho sức khỏe.

Gạo lứt và tinh chất gạo lứt có tác dụng tốt cho đường tiêu hóa nhờ giàu chất xơ ăn được ở dạng hòa tan và không hòa tan. Các hydrate carbon (chất xơ trong chế độ ăn uống) có thể lên men như các oligosaccharide (chiết xuất từ trái cây) nhờ các hệ sinh vật có lợi trong đường ruột cắt mạch thành các acid béo mạch ngắn có tác dụng là giảm lượng cholesterol (là một chất béo mềm, màu vàng nhạt, có ở màng tế bào của tất cả các mô trong cơ thể) và làm tăng lượng vi sinh vật có lợi, giảm lượng vi sinh vật có hại. Những chất này làm cho phân xốp, ướt và dịch chuyển nhanh trong ruột. Nó có tác dụng hạn chế táo bón, rối loạn tiêu hóa và bệnh đại tràng.

Trong 10 năm qua, trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu được công bố qua những nghiên cứu dịch tễ (đám đông), lâm sàng (có can thiệp) đã khẳng định những lợi ích về sức khỏe con người, làm giảm rũi ro của 3 các bệnh mãn tính như các bệnh về tim mạch, tiểu đường, một số bệnh về ung thư và đặc biệt các bệnh liên quan đến các rối loạn chuyển hóa. Khi chúng ta tăng mức tiêu thụ hạt toàn phần trên 85g/ngày/người. Hàng loạt những tổng kết (review) đã công bố mỗi công trình đã xem xét tới vài trăm, và cả hàng ngàn những công trình đã công bố như: “Nhưng cơ chế bảo vệ lợi ích sức khỏe của các ngũ cốc toàn phần-những giả thuyết mới” của Dr A. Fardet (Nutr Res Rev 2010) “Những hợp chất hoạt động sinh học của các ngũ cốc toàn phần và lợi ích sức khỏe của chúng”. Một tổng kết của Adil Gani et al (Fd Proc Tech 1.2012) “Những lợi ích sức khỏe của màng tinh chất gạo lứt”, một tổng kết Dr.M N Nagadra Prasad J Nutr Fd Sci 9.2011. Những lợi ích sức khỏe của ngũ cốc toàn phần. Một tổng kết các tài liệu tham khảo T-Nutr của Wellness “Những thành phần thực phẩm hoạt động sinh học và những thuộc tính về lợi ích sức khỏe của tinh chất gạo lứt”. Chuyên đề dinh dưỡng của Elizabeth Pyar Ph.D (1/3/2011). Những lợi ích sức khỏe của sản phẩm tinh chất gạo lứt trong phòng ngừa và điều trị lâm sàng y tế”. Jariwalla R.J Drugs Exp Clin “Những tiềm năng của lúa gạo để giải quyết nạn suy dinh dưỡng và các bệnh mãn tính” Rice 2012 Sharifa Sultanan Dipti et al.

Những ngũ cốc toàn phần có hiệu quả bảo vệ những lợi ích sức khỏe chủ yếu đến từ những trường hợp chất hoạt động sinh học như các chất xơ ăn được của polypheno, phy tosterol carotenoid polysaccharide oligosaccharide glucan lignin phytic acid tocopherol, rocotrionol hàng trăm các antixidants, các vitamin, các khoáng chất như magnenium, mangan, sắt, kẽm, phosphorous, kali, canxi.

Tất cả các hợp chất hoạt động sinh học chủ yếu là tập trung ở màng bảo vệ của ngũ cốc và phôi chiếm tới trên 90%. Như vậy chìa khóa của cả thuộc tính bảo vệ những lợi ích sức khỏe và các bệnh mãn tính là ở lớp màn bảo vệ phôi của ngũ cốc toàn phần. Lớp màng bảo vệ và phôi của các ngũ cốc khác nhau cũng có các thành phần và hàm lượng khác nhau.

Trong đó tinh chất gạo lứt là tốt nhất so với tinh chất ngô, tinh chất lúa mì và tinh chất yến mạch. Thí dụ như Vitamin E, Gama oryzanol, Phytosterol, Magnesium, Manganese Phosphorous, Inostol và Kẽm là những chất rất quan trọng với sức khỏe nhưng lại chỉ có ở tinh chất gạo lứt và không có ở lúa mì, yến mạch, ngô, hàm lượng ở những chất này rất cao trong tinh chất gạo lứt là 25,61 mg/100g; 245.15; 302; 727; 10.6; 1591; 1496; 5.5.

Các antioxindant của tinh chất gạo lứt có tổng hoạt lục ORAC tới 24000 TE/100g lớn nhất trong 28 loại thực phẩm giàu nhất cảc chất khoáng oxi hóa.

Qua nhiều tài liệu tổng kết, tinh chất gạo lứt đã được chứng minh những lợi ích quan trọng như những chất dinh dưỡng chữa bệnh (như Nutritiona Therapies) với các bệnh tiểu đường, lipid cao, ung thư gan nhiễm mở. các bệnh tim mạch. 

Gạo lứt

Gạo lức sạch an toàn cho sức khỏe - Ông Thầy Tuệ Hải.

 

Sản phẩm liên quan